Khi cải tạo một căn phòng hay một món đồ nội thất, hãy lựa chọn sơn hoặc chất tạo màu thân thiện để được hít thở trong một không gian trong sạch, đồng thời góp phần gìn giữ trái đất. Không khí tươi mát, trong sạch là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho mọi không gian sống trong lành.
Tất nhiên, bạn cũng sẽ muốn gia tăng tính thẩm mỹ của văn phòng hay ngôi nhà của mình bằng cách khoác lên cho chúng một lớp sơn màu sắc tươi mới, hay cải tạo lại những món đồ nội thất để khiến chúng mới mẻ trở lại. Tuy nhiên, sẽ có rất nhiều vấn đề về sức khỏe được sinh ra khi bạn triển khai dự án nhỏ này.
Sơn thông thường có tác động tới sức khỏe con người (Ảnh sưu tầm)
Một nghiên cứu vào năm 2002 của Viện Ung Thư Quốc Gia đã tìm ra rằng, cả nam và nữ làm công việc liên quan đến sơn có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn rất nhiều, điều này chỉ ra rằng sơn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, gia đình, và môi trường. Nghiên cứu của trung tâm công nghệ sinh học quốc gia vào năm 2011 cũng cho ra kết quả tương tự. Khi mà nội thất có thể ẩn chứa nhiều hợp chất hóa học giống như sơn. Điều này cũng tương tự với các chất tạo màu.
Kể cả khi đồ nội thất nhìn như nó vừa trải qua một trận lốc xoáy và bức tường trong nhà bị bao phủ bởi bùn và những vết lố, quyết tâm để có được một ngôi nhà với không khí trong sạch sẽ mang lại giá trị rất lớn cho gia đình của bạn. Những loại sơn và chất tạo màu thân thiện, dễ sử dụng và bắt mắt ngày nay đã dễ dàng để có được hơn bao giờ hết.
Những điều cơ bản bạn nên biết các loại sơn độc hại
Vấn đề của hầu hết những loại sơn hiện nay đến từ bảng thành phần của chúng, bao gồm :
VOCs
Rất nhiều loại sơn có chứa hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) - một loại hợp chất hóa học độc hại rất dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Khi những hợp chất VOCs này được thải ra, có thể sẽ phải mất hàng tuần để kết thúc quá trình này. Tùy thuộc vào từng loại sơn, chúng có thể gây ra những căn bệnh về sức khỏe như buồn nôn, chóng mặt, kích ứng mắt và cản trở đường hô hấp của tim, phổi; gây tổn thương thận và thâm chí là ung thư.
VOCs trong sơn là thành phần tạo mùi hắc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người (Ảnh sưu tầm)
Hơn thế nữa, chúng còn có thể tìm được đường để đầu độc ra bầu không khí bên ngoài. Theo như báo cáo của Ủy ban tài nguyên không khí California, hơn 2/3 trong tổng số 176 triệu lượng VOCs được tạo ra tại California tới từ sơn và chất phủ. Lượng VOCs mà sơn dạng dầu tạo ra cao hơn nhiều so với sơn dạng nước, chiếm 40-60% ngành sơn. VOCs là chất hòa tan chính ở trong sơn dạng dầu, có nghĩa là chúng được sử dụng để phân hủy và hòa tan các thành phần. Sơn dạng nước dùng nước làm chất hòa tan chính, nhưng thông thường chúng cũng chứa 5-10% lượng VOCs.
Chất ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn
Sơn cũng chứa rất nhiều chất chống nấm mốc và vi khuẩn, điều này giúp sơn tăng cường tuổi thọ. Những hợp chất này sẽ lan truyền trong không khí đến 5 năm sau khi lớp sơn được hoàn thiện. Như VOCs, hai loại hợp chất này đều có thể gây ảnh hưởng đến môi trường sống cả không gian trong nhà và bên ngoài. Nếu như sơn không được xử lý đúng cách, chúng còn có thể thẩm thấu sâu vào trong lòng đất.
Chất tạo màu
Một vài chất độc hóa học trong sơn tới từ những loại phụ gia để tạo màu cho chúng. Thay vì sử dụng những loại chất nhuộm hóa học, hãy tìm đến những loại sơn sử dụng chất tạo màu tự nhiên.
Nên tìm những loại sơn thân thiện nào?
Lý tưởng nhất, bạn sử dụng những loại sơn đạt cả 3 điều kiện về sức khỏe - Hàm lượng VOCs thấp, không chứa chất chống nấm mốc vi khuẩn và có chất tạo màu tự nhiên. Nên nhớ rằng có rất nhiều hãng sơn với hàm lượng VOCs thấp thực chất chỉ đạt mức tiêu chuẩn thấp nhất của cơ quan bảo vệ môi trường - không có hơn 250g/lít trong sơn latex và không cao hơn 380g/l cho những loại sơn dầu.
Sơn thân thiện với hàm lượng VOCs thấp, tốt hơn với sức khỏe con người (Ảnh sưu tầm)
Để tìm ra mức độ VOCs có trong sơn, hãy kiểm tra nhãn mác và thông tin trên nắp hộp, hoặc gọi cho công ty của hãng để có được bảng thông tin chi tiết về nguyên liệu của hộp sơn. Bạn sẽ cần phải điều chỉnh nhu cầu về môi trường của mình để phù hợp với việc tìm kiếm một loại sơn nội thất hay ngoại thất như sau:
Sơn ngoại thất thân thiện
Tất cả những loại sơn ngoại thất đều có chứa chất chống mốc vi khuẩn, và chúng không thể thiếu loại hợp chất này. Lựa chọn tốt nhất cho việc sơn những thứ bên ngoài là những loại sơn có sử dụng oxit kẽm (Zinc oxide). Lựa chọn thứ hai là những loại sơn nước có lượng VOCs, acrylic hay latex thấp, có thể tái sử dụng. Tránh sử dụng những loại sơn từ dầu vì chúng chứa rất nhiều VOCs, và có thể có thủy ngân và ẩn chứa trong những chiếc lon thiếc cũ.
Sơn nội thất thân thiện
Sơn được điều chế từ sữa và các loại cây trong tự nhiên là lựa chọn hàng đầu về thương mại cho sơn nội thất. Các loại sơn tự nhiên được cấu thành từ tự nhiên như tinh dầu của họ cây cam quýt, nhựa thơm hay khoáng chất. Mặc dù những loại sơn này được làm từ nguyên liệu thiên nhiên và không chứa đựng dầu lửa, chúng lại thường chứa terpene, một loại hợp chất VOCs được tạo ra từ thực vật. Tuy nhiên, những loại sơn tự nhiên này lại không có khả năng chống mốc, vi khuẩn.
Sơn sữa, sản phẩm được tạo ra nhờ chất đạm có trong sữa (casein) và vôi, là lựa chọn sơn nội thất của người dân bản địa Mỹ. Sơn sữa rất phù hợp để sử dụng trong nhà và đồng thời cũng tạo cho gỗ một màu sắc đậm đà, tôn lên những đường nét của vân.
Sơn latex chứa hàm lượng VOCs thấp lại là một lựa chọn tuyệt vời khác. Loại sơn này an toàn hơn những loại sơn dầu, nhưng nó cũng chứa một lượng lớn terpene nên cần được sử dụng một cách thận trọng.
Những loại sơn này đều chấp nhận được, mặc dù chúng đều chứa chất diệt ẩm mốc, bao gồm cả latex, acrylic và sơn tái chế latex, và mặc định rằng chúng không chứa chất thủy ngân hay chì.
Dù cho bạn có chọn loại sơn nội thất nào, tốt nhất là giữ cho căn phòng được thông thoáng khi sơn cho một vài ngày.
Đọc thêm: Sự thật về sơn thân thiện với môi trường
Chất tạo màu thân thiện
Cũng như sơn, chất tạo màu cũng chứa nhiều chất diệt nấm mốc vi khuẩn, và VOCs, với cùng một vấn đề như những loại sơn đã nói ở trên. Sơn thường được tin dùng nhiều hơn chất tạo màu do hàm lượng chất diệt nấm cao hơn.
Chất tạo màu thân thiện cũng nên được chú ý để có không gian trong lành hơn (Ảnh sưu tầm)
Để tránh việc gây ô nhiễm bầu không khí trong và ngoài ngôi nhà của bạn, sử dụng chất tạo màu dạng nước và bịt kín, không chứa chất diệt nấm, dryer, hoặc sử dụng những loại được tạo ra từ sáp của ong hoặc carnauba. Acrylic urethane hoặc shellac (dung dịch cồn bay hơi) được sản xuất mà không thêm vào chất ngăn ngừa nấm mốc là một lựa chọn cho những người không nhạy cảm với những loại chất hóa học.
Bên cạnh việc làm bóng gỗ, chất tạo màu còn giúp bảo vệ gỗ khỏi tia cực tím của mặt trời. Lượng chất nhuộm càng nhiều, thì lượng bảo vệ khỏi tia UV càng lớn. Chất bịt kín nếu không được bảo vệ khỏi tia UV sẽ dễ bị hỏng hóc dưới ánh nắng mặt trời. Chất tạo màu thường sẽ được trộn với chất chống ẩm mốc và lớp bảo vệ gỗ. Những chất tạo màu và bịt kín tối hơn thường sẽ ít độc hại hơn.
Tạo ra sơn thân thiện, tiêu hủy sơn
Bạn cũng có thể tạo ra loại sơn và chất tạo màu của riêng mình với những nguyên liệu tự nhiên. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến bạn tự tạo nên sơn và chất tạo màu của mình là để né tránh chất chống mốc, giảm hàm lượng VOCs đến mức tối thiểu và đảm bảo việc sử dụng thành phần tự nhiên.
Khi nói tới việc tiêu hủy những lọ sơn chưa sử dụng của bạn, hãy làm việc đó thật trách nhiệm. Chỉ mua những lọ sơn bạn cần để bạn có thể sử dụng hết chúng, sau đó tái chế những chiếc hộp. Nếu như bạn hoàn thành công việc với một lượng lớn sơn còn lại, hãy cất giữ chúng cẩn thận - Lật chiều của vỏ hộp lại để tạo ra một lớp khí đóng kín xung quanh viền nắp hộp.
Nguồn: Eco-friendly Paints and Stains
Người dịch: Công Tuấn
Biên tập: Thùy Dung