Vật liệu trang trí tường từ thiên nhiên góp phần phát triển bền vững ngành công nghiệp xây dựng của Việt Nam.
Tường đất trang trí là một vật liệu hoàn thiện bề mặt tường. Đây là một vật loại vật liệu xây dựng với nguyên liệu từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ, có khả năng thay thế sơn và giấy dán tường truyền thống. Tường đất sản xuất từ nguyên liệu của thiên nhiên. Thành phần chính của tường đất là đất tự nhiên đã qua xử lý được pha trộn với các phụ gia và thành phần khác như vỏ sò nung, vôi tôi,... có khả năng hút ẩm, khử mùi, cách nhiệt, và đặc biệt là chất cảm tự nhiên, mộc mạc. Sử dụng đất trang trí Oliu là góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Khi đang chuẩn bị cho việc bả hay sơn một bề mặt, có thể bạn sẽ bị cản trở bởi những vết nứt mà bạn không biết cách xử lý. Nếu như bạn không biết cách xử lý vết nứt tường thì đó chỉ là một bề mặt tạm thời và chắc chắn rằng nó sẽ xuất hiện trở lại sau khi bạn hoàn thiện bức tường trang trí của mình. Vậy nên phải biết cách sửa chữa những vết nứt để có một bức tường đẹp nhất. Cách khắc phục vết nứt kết cấu lớn trên tường trước khi sơn (Ảnh sưu tầm) Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vết nứt trên bề mặt. Tuy nhiên, giải pháp để sửa chữa chúng lại khá tương đồng nhau. Để có thể chọn ra phương pháp phù hợp, cùng Oliu tìm hiểu bản chất của những vết nứt này, nguyên nhân từ đâu mà có và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. 1. Cách sửa chữa những vết nứt trên bề mặt tường Trên tường, chúng ta thường sẽ thấy một vài vết nứt nhỏ, như là những vùng được tạo ra do sự giãn nở của lớp vữa. Mặc dù không đáng kể, bạn vẫn nên xử lý chúng trước khi sơn hay bả tường. 1.1. Cách xử lý vết nứt do sự co lại của lớp vữa Khi một lớp vữa làm từ vôi hoặc xi măng khô lại, thể tích của chúng sẽ giảm đi. Điều này dẫn tới những vết nứt kéo dài trông giống như hàng loạt vết nứt, với một vùng trung tâm phân ra nhiều nhánh. Vết nứt do sự co lại của lớp vữa có thể làm đầy bằng vữa (Ảnh sưu tầm) Chúng rất nông và tĩnh, và sẽ không gây nhiều vấn đề lên lớp vữa hoàn thiện. Bạn có thể lấp chúng lại bằng loại vữa được dùng khi lấp những lỗ nhỏ. 1.2. Cách xử lý vết nứt bong tróc theo mảng Bạn cần phải xác định xem những vết nứt đó có phải là một dấu hiệu cho một vấn đề lớn hơn không, chẳng hạn như sự bong tróc một mảng tường hay vữa lớn. Bạn có thể nhận biết vấn đề này qua sự quan sát tỉ mỉ. Sự tách rời, bong tróc luôn bắt đầu với những chuyển động xung quanh lớp sứt mẻ. Để kiểm tra, hãy thử đập nhẹ lên lớp vữa để xem chúng có bong tróc thêm hay không. Nếu có thì cách khắc phục duy nhất là phủ lại toàn bộ lớp vữa. Sau khi phủ lại toàn bộ lớp vữa thì bạn sẽ có một bề mặt phẳng, đẹp và rất dễ để thi công các lớp sơn hiệu ứng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sơn hiệu ứng của Oliu tại: https://tuongdattrangtri.vn/san-pham với gần 100 mã màu cùng nhiều chất liệu khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu của bạn. 2. Cách để sửa chữa những vết nứt do hư hại của bức tường Mặt khác, đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những vết nứt kéo dài theo thời gian. Chúng được tạo ra do những tổn hại của cấu trúc tường hay sự tách rời trong những tấm panen, tấm thạch cao. Vết nứt này thường lan dài theo chiều thẳng đứng. Đôi khi chúng thường tạo vết nứt theo viền gạch, chỉ ra rõ nguyên nhân của vấn đề. Những vết nứt cấu trúc, trái với vết nứt nông, thường có thể dễ dàng nhận ra ở cả hai phía của bức tường. Những vết nứt này sẽ ngày càng kéo dài. Vì thế, bạn chắc chắn cần phải sửa chữa chúng trước khi sơn, nếu không chúng sẽ lại xuất hiện. Khi những vết nứt được tạo ra từ sự tách rời của những tấm panen, bạn có thể cố định và nối hai phần bị tách rời với nhau bằng đinh vít lên bề mặt kim loại. Mặt khác, nếu vết nứt được tạo ra do dư hỏng bên trong bức tường, nó chỉ có thể bị ngăn chặn bằng việc sửa chữa và xây dựng lại. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, bạn có thể tạo ra lưới liên kết để ngăn chặn vĩnh viễn vết nứt trên hiện lên bề mặt hoàn thiện. Tham khảo thêm một số cách sửa chữa vết nứt dưới đây. 2.1. Cách để sửa những vết nứt sâu ở trên tường Nếu như bức tường bạn đang sơn có vết nứt, bạn có thể lấp đi vết nứt bằng một lớp vật liệu có thể sơn được, rồi sơn đè lên bề mặt của nó. Vì sơn là một lớp vật liệu mỏng, vết nứt sẽ được che phủ khi bạn sơn qua. Một vết nứt trên gạch, theo hình dạng của những viên gạch (Ảnh sưu tầm) Ngược lại, nếu bạn bả lên tường với vữa hay những loại vật liệu có độ cứng khác, lấp đi vết nứt sẽ không đủ để xử lý vấn đề. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là tạo ra một liên kết ở hai bên mặt vết nứt, để bạn có thể tự do làm việc mà không làm lộ chúng trên bề mặt hoàn thiện. 2.2. Cách để sửa chữa vết nứt bằng phương pháp lưới thủy tinh Để tạo ra liên kết, hãy gắn lưới sợi thủy tinh hay polyester chạy dọc đến hết vết nứt, rồi gắn chúng lại bằng vữa gia cố. Sau khi chúng khô, bả lớp vữa mà bạn muốn sử dụng lên đó. Cách này sẽ hữu dụng trong hầu hết trường hợp, nhất là khi vết nứt không quá lớn. Lưới sợi thủy tinh được dùng để gia cố, tăng độ chắc chắn và có thể được sử dụng trong thi công vữa đất để tăng liên kết và độ bền cho các lớp hoàn thiện. Tham khảo cách thi công vữa đất với lưới sợi thủy tinh tại: https://tuongdattrangtri.vn/cach-lam-tuong-dat-tron-rom Sửa chữa vết nứt bằng lưới thủy tinh (Ảnh sưu tầm) Với những vết nứt lớn hơn thì có một phương pháp có tỉ lệ thành công tới 99%. Đầu tiên, phủ lớp lưới hẹp (khoảng 6cm) lên toàn bộ khe nứt với một lớp vữa gia cố. Sau đó, khi lớp vữa đã khô, gắn một lớp lưới rộng hơn (khoảng 30cm) lên trên đó. Hãy chắc chắn bạn sử dụng đúng loại vữa để gắn lớp lưới lên tường. Nếu như bức tường toàn vết nứt, chắc chắn giải pháp cần phải làm sẽ là bao phủ toàn bộ tường với lưới. Đầu tiên, gắn lưới dọc theo chỗ nứt, sau đó dùng loại lưới có độ rộng 100 cm, đặt chúng cạnh và không chồng lên nhau, bao phủ toàn bộ bức tường. Nguồn: Repair Cracks in Walls Before Plastering Người dịch: Công Tuấn Biên tập: Thùy Dung
Tone Beige có lẽ là tone màu được lựa chọn nhiều nhất trong các bảng màu sơn bởi nó mang lại nhiều ưu điểm cho không gian. Nếu bạn không tin, hãy khám phá những lý do dưới đây để biết tại sao nên lựa chọn sơn hiệu ứng tone Beige cho không gian của mình. 1. Tại sao nên lựa chọn sơn hiệu ứng tone Beige cho không gian trang trí? Có nhiều lý do để sơn hiệu ứng tone Beige trở thành tone màu ưa chuộng trong trang trí không gian từ xưa tới nay trong các công trình kiến trúc từ dân dụng tới cao cấp. 1.1. Linh hoạt và dễ dàng phối hợp Tone Beige siêu linh hoạt và phù hợp với mọi màu khác trên quang phổ. Vì vậy, sơn hiệu ứng tone Beige là lựa chọn tuyệt vời cho trang trí tường, trần bởi tính trung tính của màu sắc có thể phối hợp với rất nhiều tone màu khác nhau. Tone Beige dễ dàng kết hợp với nhiều màu sắc khác nhau (Ảnh: Sưu tầm) Bạn có thể kết hợp tone màu Beige với các màu sắc tươi sáng để tạo nên điểm nhấn cho không gian trang trí. Hoặc sử dụng nó một mình để tạo nên một không gian trang nhã, sang trọng và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất. 1.2. Tạo không gian rộng mở Một trong những lý do để chọn sơn hiệu ứng tone Begie cho những bức tường là khả năng tạo không gian rộng mở và thoáng đãng. Những bức tường sáng hơn mang lại vẻ ngoài làm cho căn phòng có cảm giác rộng hơn. Tone Beige mang lại cảm giác không gian rộng mở, thoáng đãng (Ảnh: Sưu tầm) Chính sự trung tính của tone màu này tạo nên cảm giác không gian mở và tinh tế, đồng thời tạo nên sự cân bằng khi lựa chọn kết hợp với các đồ nội thất có tone màu khác nhau. Điều này giúp căn phòng trở nên thân thiện hơn, tạo điểm nhấn đặc biệt cho các đồ nội thất của bạn. 1.3. Không lỗi thời Tone Beige không bao giờ lỗi thời như nhiều tone màu khác. Ví dụ, màu xám đã trở thành xu hướng màu tường lớn trong vài năm nhưng các phòng mới được trang trí hoặc làm mới lại không sử dụng màu này. Sẽ luôn có những xu hướng màu sắc khác đến rồi đi, nhưng màu Beige sẽ luôn là màu chủ đạo trong thế giới màu tường. Tone Beige không bao giờ lỗi thời, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế (Ảnh: Sưu tầm) Tone Beige là một lựa chọn thời thượng và không gắn liền với bất kỳ thời kỳ cụ thể nào. Vì vậy bạn không cần lo lắng rằng tone màu này lỗi thời và phải tìm kiếm các tone màu khác thay thế. Những bức tường sơn hiệu ứng tone Beige sẽ tạo nên một không gian lâu dài và không cần thay đổi khi các xu hướng màu sắc thay đổi. Từ đó giúp bạn tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và tiền bạc cho việc cập nhật nội thất. 2. Mẫu sơn hiệu ứng tone Beige mới nhất của Oliu Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn màu sắc cho không gian của mình, Oliu cho ra mắt BST sơn hiệu ứng tone Beige phổ biến. Bạn có thể tham khảo hoặc liên hệ với Oliu để xem thêm những hình ảnh khác của tone Beige. 3. Một số hình ảnh công trình thi công sơn hiệu ứng tone Beige Hình ảnh dự án Metropolis Liễu Giai được hoàn thiện với sơn hiệu ứng tone Beige (Ảnh: MISTUDIO). Đây là những hình ảnh công trình đầu tiên khi thi công sơn hiệu ứng tone Beige và nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Bạn có thể tham khảo thêm các dự án thi công khác của chúng tôi tại mục DỰ ÁN. Tone Beige mang lại rất nhiều lợi ích khi lựa chọn cho không gian nội thất nên bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0977.090.565 để nhận sự tư vấn chuyên nghiệp và biến không gian của bạn trở nên trang nhã, hiện đại hơn với sơn hiệu ứng tone Beige.
Sơn đất Oliu là một dòng sơn trang trí có kết cấu không quá đặc nên bạn có thể thi công bằng cách dùng con lăn hoặc cọ sơn. Phương pháp thường thấy khi sơn một bức tường nội thất đó là sử dụng cọ sơn để viền quanh những khu vực như chân tường hay ván gỗ trước, sau đó sử dụng con lăn để lăn lên bề mặt của bức tường. Nhưng, trong một vài trường hợp, sử dụng cọ để sơn toàn bộ bức tường không phải là một ý tưởng tồi. Ví dụ, con lăn sẽ khó để có thể sử dụng được trên những diện hẹp của bức tường, phía trên cùng của bề mặt hay những khu vực có nhiều điểm gồ ghề. Một bức tường có nhiều chướng ngại vật rất khó để sơn nếu như ta dùng con lăn. Hoặc, có thể chỉ đơn giản là bạn thích hiệu ứng mà cọ sơn mang lại hơn là những kết cấu được tạo nên từ con lăn. Chuẩn bị trước khi sơn tường bằng cọ sơn Bạn cần chọn một loại sơn mà có thể sử dụng cả con lăn và cây cọ để thi công trang trí tường, bạn có thể tham khảo sản phẩm sơn đất Oliu với kết cấu không quá đặc, có thể dùng được cả 2 loại dụng cụ này. Nếu như bạn muốn sơn toàn bộ bức tường bằng cọ, bạn sẽ cần chuẩn bị ít nhất 2 loại cọ khác nhau: loại đầu xéo 2 inch là phù hợp nhất khi sử dụng để viền những khu vực cửa ra vào, cửa sổ và sàn ván gỗ; và loại cọ bản từ 3 đến 4 inch là tốt nhất trong việc phân phối sơn đi khắp bề mặt và làm phẳng bức tường. Một cây cọ 4 inch sẽ dễ làm bạn mỏi tay sau một vài tiếng sử dụng, vì vậy loại 3 inch nhỏ hơn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo hơn với nhiều người. Tất cả loại cọ sơn đều không được chế tạo giống nhau. Lựa chọn một chiếc cọ sơn với chất liệu tốt sẽ quyết định chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành. Có rất nhiều loại cọ để lựa chọn nhưng ưu tiên những loại phù hợp (Ảnh sưu tầm) Bạn hoàn toàn có thể kéo lê một thùng sơn bằng dây hoặc bằng tay cầm nhựa được gắn lên lắp thùng. Nhưng thay vào đó, cánh tay sẽ bớt vất vả hơn nếu bạn sử dụng một lọ sơn nhỏ với tay cầm tiện lợi, và có thể nạp lại sơn bất cứ khi nào bạn cần. Tay nắm vừa đủ nhỏ để giữ một lượng sơn thoải mái và một tấm lót để có thể dễ dàng dọn dẹp. Một miếng nam châm được gắn vào tay cầm kim loại của chiếc cọ sơn để bạn có thể tạm dừng công việc và nghỉ ngơi mà không cần phải dọn dẹp hay đặt cọ sơn xuống. Một lọ sơn nhỏ với quai cầm sẽ tiện lợi hơn khi thi công (Ảnh sưu tầm) Một vài chuyên gia khẳng định rằng phủ lên một lớp lót rất cần thiết trước khi sơn. Nhưng có nhiều loại sơn đã được xem như là sơn lót và nhiều người thường lựa chọn việc bỏ hẳn đi lớp sơn lót. Sơn lót thường sẽ không cần thiết nếu như bạn đang sơn qua một lớp sơn cũ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, phủ lên lớp lót lại là một lựa chọn đáng để cân nhắc như: Bề mặt hiện trạng của bức tường có độ bóng bề mặt cao. Lớp bề mặt thi công có vết nhơ, vết rạn, nứt mẻ (cần sử dụng một loại bả lót đặc biệt). Bề mặt thi công bị rỗ, xốp như là những bức tường chưa hoàn thiện chẳng hạn. Những vật dụng bạn cần chuẩn bị để sơn tường Cần chuẩn bị đầy đủ những vật dụng trước khi tiến hành thi công (Ảnh: The Spruce) Thiết bị, dụng cụ thi công: Thang đôi Cọ đầu xéo 2 inch Cọ bản 3 - 4 inch Bọt biển và xô Lọ sơn nhỏ có tay cầm Vật liệu: Bạt, nilon hoặc những vật dụng dùng để che phủ. Băng dính giấy (nếu muốn) Sơn lót và phủ bảo vệ (nếu cần) Sơn tường với màu sắc và chất liệu theo ý thích. Hướng dẫn cách sơn tường bằng cọ sơn Bước 1. Che phủ, bảo vệ những hạng mục khác Thực sự mà nói thì sử dụng cây cọ để sơn tường sẽ gọn gàng hơn việc sử dụng con lăn rất nhiều, khi mà con lăn dễ dàng làm bắn một vài giọt sơn theo mọi hướng. Nhưng, việc bảo vệ những bề mặt dễ bị ảnh hưởng trong quá trình vẫn rất cần thiết để tránh sơn bị vung vãi. Sử dụng băng dính giấy, bạt,... để che đi sàn gỗ hay nhiều khu vực khác vẫn đang là một vấn đề mà ít thợ làm được. Thợ có tay nghề cao thường có đủ kỹ năng để sơn xung quanh những mép, góc, cạnh một cách chính xác, gọn gàng mà không cần tới các dụng cụ che phủ. Che phủ các hạng mục khác sẽ giảm thiểu sự văng, dính sơn và không mất nhiều công dọn dẹp (Ảnh: The Spruce) Cũng có nhiều người có thói quen dùng băng dính giấy, dụng cụ che phủ và sẽ không bao giờ làm nếu thiếu nó. Nếu như bạn lựa chọn để che phủ sàn gỗ hay những góc cạnh khác bằng băng dính giấy, hãy chắc chắn rằng chúng được gắn một cách phẳng phiu, không có bất kỳ chỗ hổng nào có thể cho phép sơn rỉ xuống bên dưới. Và không được gỡ chúng ra cho đến khi sơn đã khô hoàn toàn. Nếu như bạn gỡ bỏ băng dính khi sơn vẫn còn đang ẩm thì dễ khiến sơn dính lên các bề mặt khác. Bước 2. Làm sạch bề mặt tường Những vết bẩn trên tường phải được làm sạch với hỗn hợp chất tẩy và nước. Sau đó lau sạch chúng bằng miếng bọt biển. Kể cả những bức tường sạch sẽ cũng nên được lau lại để loại bỏ tất cả bụi bẩn trước khi sơn. Vệ sinh bề mặt giúp quá trình thi công diễn ra tốt hơn (Ảnh: The Spruce) Bước 3. Viền những góc cạnh Dù bạn có sử dụng lớp lót hay trực tiếp quét sơn lên như một lớp lót, việc đầu tiên bạn cần làm đó là dùng một cây cọ cắt góc nhỏ để viền quanh tất cả góc, cạnh trên tường. Nhúng cọ trực tiếp vào trong sơn đến ⅓ độ dài của lông. Điều này sẽ ngăn cọ bị chứa quá nhiều sơn và ngăn cản sự chảy giọt. Gõ nhẹ 2 mặt cọ lên thành của lọ sơn. Việc này giúp sơn lan sâu hơn vào trong cây cọ. Không nên lia lông cọ quanh thành của lọ sơn để loại bỏ bớt sơn trên cọ. Điều này vừa làm mất lớp sơn, vừa làm hỏng lông của cây cọ và làm cho nó kém hiệu quả đi. Viền trước những góc cạnh, mép của tường sẽ tiện lợi hơn cho quá trình thi công (Ảnh: The Spruce) Nếu như bạn thuận tay phải, hãy sơn tường từ điểm tiếp trần nhà xuống, trái qua phải. Nếu bạn thuận tay trái, sơn tường từ phải qua trái. Việc này sẽ cho bạn quyền theo dõi và dễ dàng kiểm soát độ chảy của sơn. Khi sơn viền của cửa ra vào hay cửa sổ, hãy sơn từ trên xuống dưới. Hãy cầm cọ như khi bạn đang cầm một cây bút chì, ấn cọ lên bức tường vừa đủ để uốn cong lớp lông, và dùng cạnh của chiếc cọ để định hướng lớp sơn lên tường. Chuyển động sơn tốt nhất là những nét vẽ chồng lên nhau, từ từ di chuyển theo những cạnh mà bạn sơn. Nếu như vết cắt ở góc tường đó có hai màu (tường, trần nhà) thì đầu tiên bạn nên sơn với màu sơn nhẹ, cho phép lớp sơn nhẹ nhàng biến đổi gần lên mảng màu sắc xung quanh. Sau đó sử dụng màu sơn đậm hơn phủ lên lớp sơn mỏng vừa rồi. Phương pháp này đảm bảo việc bạn không phải lo lắng về việc màu sắc đậm hơn bị lộ ra trên nền lớp sơn nhẹ. Bước 4. Sơn toàn bộ bề mặt tường Sau khi đã phân được viền của trần, góc chân tường, và những góc khác, bắt đầu phủ lớp sơn lên bề mặt của bức tường. Đầu tiên là từ khu vực gần với trần nhà. Cũng như với cọ viền, nhúng cây cọ thẳng của bạn vào ⅓ chiều dài của bộ lông cọ, gõ nhẹ lên thành của lọ sơn và không quét sơn lên viền lọ. Dùng cọ sơn để sơn toàn bộ bề mặt tường sau khi đã được viền xung quanh (Ảnh: The Spruce) Giữ cây cọ một góc 45 độ, sơn lên một khu vực nhỏ của bức tường vài nét chéo. Một lần nữa, ấn cây cọ một lực vừa đủ để làm cong bộ lông của cọ. Đừng lo lắng nếu cây cọ có một chút độ nặng ở đây. Sơn đều lên bề mặt với viền ngang của cây cọ, trải sơn từ trên xuống dưới. Bước 5. Làm phẳng lớp sơn (nếu cần) Khi lớp sơn đã được trải đều lên bề mặt tường, bước cần làm tiếp theo đó là làm mịn bề mặt của nó. Mấu chốt của bước này là sự khéo léo. Đơn giản là kéo ấn chiếc cọ sơn nhẹ nhàng theo một đường thẳng dài để làm đều bề mặt sơn và loại bỏ những nét cọ không đúng hướng. Mẹo ở đây đó là luôn luôn quét đến những góc ướt - nghĩa là không được để sơn khô hoàn toàn khi bạn quét qua nó, thấm một lớp sơn mới từ tường qua mỗi lần quét. Việc này sẽ để lại cho bạn những vết quét sơn lại rõ ràng. Bề mặt sơn phẳng, mịn được nhiều người lựa chọn (Ảnh: The Spruce) Khi gần kết thúc một lượt quét, nhấc cây cọ lên khỏi bề mặt. Hành động này nhằm mục đích khiến nét sơn bay bổng hơn. Mẹo: Cách nhanh và hiệu quả nhất để cất và sử dụng lại cây cọ khi bạn quay lại trong một vài tiếng hay thậm chí một vài ngày đó là đừng vệ sinh nó. Cuộn nó trong một tấm bọc nhựa và bọc kín lại. Cẩn thận đừng làm biến dạng phần lông cọ khi cuộn. Một cây chổi cọ chất lượng có thể tồn tại vài năm nếu như được vệ sinh và bảo quản hợp lý. Bước 6. Chờ lớp sơn khô hoàn toàn Đọc thông tin hướng dẫn của sản phẩm sơn về thời gian sơn khô để chuẩn bị sơn tiếp lớp sơn thứ hai, thông thường là 2-4 tiếng. Thời gian khô có thể kéo dài tùy theo tình trạng độ ẩm trong khu vực của bạn. Chờ sơn khô hoàn toàn trước khi tiến hành các lớp tiếp theo (Ảnh: The Spruce) Bạn có thể sử dụng máy hút ẩm có thể thúc đẩy quá trình này, nhưng tốt nhất không nên dùng quạt hay hệ thống điều hòa không khí vì chúng thường sẽ thổi bụi bẩn lên trên bề mặt ướt. Bước 7. Sơn thêm một lớp thứ 2 Nhiều ý kiến cho rằng lớp sơn thứ nhất đã đủ dày thì không cần sơn lớp thứ hai để đỡ hao phí và tiết kiệm phần này chi phí. Thế nhưng đối với các dòng sơn trang trí thì lớp thứ 2 là yếu tố quyết định chính tới thành phẩm sau khi hoàn thiện nên chúng tôi vẫn khuyến cáo sử dụng tối thiểu 2 lớp sơn trang trí để có lớp hoàn thiện đẹp nhất. Sơn lớp thứ 2 giúp bề mặt đều màu và đỡ lãng phí sơn dư thừa (Ảnh: The Spruce) Sau khi bạn đã tạo cho mình được hiệu ứng như ý thì thực hiện nó cho toàn bộ bức tường. Cuối cùng là chờ cho các lớp sơn khô hoàn toàn và dùng một lớp phủ bảo vệ bề mặt tường. Bạn có thể tham khảo sản phẩm phủ bảo vệ Oliu của chúng tôi. Bước 8. Vệ sinh dụng cụ sau khi thi công Làm sạch cọ sơn của bạn với xà phòng và nước, sau đó treo chúng thẳng đứng đến khi khô và trở về nguyên dạng ban đầu. Tháo băng dính và vệ sinh dụng cụ trong lúc chờ tường khô (Ảnh: The Spruce) Nguồn: How to Paint Walls Using Paint Brushes Người dịch: Công Tuấn Biên tập: Thùy Dung