Thời gian làm việc: Từ 08h30 đến 17h30
Hotline: 0977 090 565

Vữa đất là gì? Ứng dụng của vữa đất trong trang trí nội thất

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VIETBETON
|
Ngày 14/02/2022

Vữa đất là một giải pháp thi công tường đất trang trí, phần lớn được ứng dụng trong trang trí nội thất. Vữa đất có thành phần hoàn toàn tự nhiên, là vật liệu hấp dẫn với những người yêu môi trường.

Vữa đất là gì?

Vữa đất (tên tiếng Anh là Earthen Plaster) là một hỗn hợp pha trộn giữa đất sét, cát mịn và sợi cùng một số chất phụ gia khác có thể bao gồm bột màu, vôi, casein, nước cây xương rồng lê gai (Tên tiếng Anh: Opuntia), phân chuồng và dầu hạt lanh.

Tường trang trí ngoại thất có ứng dụng vữa đất.

Công trình sử dụng vữa đất (Ảnh: Sưu tầm)

Vữa đất thường được ứng dụng để hoàn thiện cho nội thất hoặc ngoại thất của phần nề xây dựng từ gạch, đất bùn hoặc rơm như một lớp hoàn thiện tường. Hỗn hợp này cung cấp một lớp bảo vệ cho phần cấu trúc và cách nhiệt của công trình cũng như bảo vệ kết cấu và màu sắc.

Thành phần cấu tạo của vữa đất

Mọi loại vữa đều có một số đặc điểm chung như bao gồm thành phần cấu trúc, thành phần liên kết và một số kết cấu sợi. Thông thường thuật ngữ vữa dùng để chỉ lớp phủ tường được làm từ đất, vôi hoặc thạch cao, trong khi đó một số loại khác sử dụng xi măng hoặc thành phần liên kết tổng hợp.

1. Đất sét - chất kết dính

Đất sét là một thành phần đất bao gồm các hạt cực mịn. Hầu hết đất sét bao gồm nhôm silicat ngậm nước, mặc dù có một lượng biến đổi hóa học đáng kể giữa các loại đất sét. Đất sét giúp kết dính và liên kết với cát và rơm, giữ hỗn hợp với nhau cũng như cố định hỗn hợp vào tường. Đất sét cũng dẻo khi ướt, làm cho hỗn hợp vữa đất có thể hoạt động và bám chắc được.

2. Cát - sức mạnh cho cấu trúc

Cát cung cấp cấu trúc, sức mạnh và khối lượng lớn cho lớp vữa đất. Nguyên liệu chính của cát bao gồm những hạt khoáng chất nhỏ của đá. Thành phần chủ yếu của cát là silic điôxít (thạch anh), do đó nó là một vật liệu không phản ứng. Bởi vì cát xuất hiện tự nhiên dưới lòng đất, lượng cát cần thiết có thể được tìm thấy sẵn trong đất.

3. Kết cấu sợi - gia cố và tăng độ bền

Rơm khô, xơ gai dầu, xơ dừa và lông động vật đều là những lựa chọn thích hợp cho vữa đất. Kết cấu sợi tạo thành lưới gia cố và tăng cường độ liên kết, độ bền cho các lớp vữa, giúp giữ các lớp vữa với nhau. Sợi cũng cung cấp một số tính linh hoạt cho vữa khô. Đất sét khi khô thường co lại và có xu hướng nứt, tuy nhiên điều này có thể được tránh khỏi bởi lớp sợi này. Sợi được sử dụng trong vữa bắt buộc phải sạch, khô và không bị nấm mốc.

4. Chất phụ gia

Các loại nguyên liệu phụ thường được trộn cùng với đất sét, cát và sợi tự nhiên để tăng cường hiệu quả và độ bền của vữa. Đôi khi các chất phụ gia còn được thêm vào lớp phủ hoàn thiện và một số trường hợp khác còn được thêm vào tất cả các lớp phủ.

Các chất phụ gia giúp gia tăng liên kết và hiệu quả của tường đất.

Tường đất trang trí ứng dụng tại shop quần áo (Ảnh: Sưu tầm)

Một số chất phụ gia phổ biến có thể kể đến như keo làm từ lúa mì, phân chuồng, nước cây xương rồng, casein (protein sữa) và nhiều loại dầu tự nhiên khác như dầu hạt lanh. Một số chất phụ gia khác có thể kể đến như muối, stearate, mỡ động vật, tannin, lá và vỏ của một số loại cây, xanthan gum, phèn chua, keo tự nhiên, gôm Ả Rập, tảo bẹ, vôi, sửa bột, hoặc máu gia cầm.

(1) Keo bột

Keo bột nấu là một loại keo tự nhiên giá rẻ và dễ làm từ các nguyên liệu thông thường. Nước và bột nhão được nấu cho đến khi gluten liên kết các thành phần của hỗn hợp, tạo ra một chất keo bền. Trong vữa, keo bột đóng vai trò là chất kết dính và chất làm cứng.

(2) Phân chuồng

Phân chuồng đóng vai trò như một chất liên kết. Phân chuồng cũng chứa các sợi tự nhiên nhỏ cung cấp thêm độ bền cũng như giảm nứt và xói mòn do nước. Các loại phân khác nhau có tác dụng khác nhau. Ví dụ như phân ngựa có hàm lượng vi sợi cao nhưng phân bò có nhiều men làm cứng hơn. Đã có một số đã báo cáo thành công với phân lạc đà llama và lạc đà alpaca.

Phân chuồng phải tươi hoặc đã lên men khi trộn với vữa vì phân đã ủ làm mất đi các enzym và chất kết dính của nó. Phân chuồng nên được rây trước khi sử dụng.

(3) Nước cây xương rồng lê gai

Chất lỏng lấy từ cây xương rồng lê gai đã từng là một trong nhưng chất phụ gia phổ biển nhất ở Châu Mỹ.

Nước chiết từ lá xương rồng lê gai có nhiều chức năng. Theo một số nguồn tin, nó giúp vữa đông kết và tăng độ dính hoặc kết dính. Nước cây xương rồng cũng đóng vai trò như một chất ổn định trong đó giúp làm cho các miếng vữa bằng đất chịu nước tốt hơn và bền hơn. Nó cũng ngăn chặn sự bám bụi.

Nước xương rồng giúp tăng liên kết của các thành phần, giúp bám chắc vào tường.

Tường đất được hoàn thiện từ các nguyên, vật liệu tự nhiên (Ảnh: Sưu tầm)

Nước cây xương rồng có thể làm tăng hiệu quả của vữa và khả năng tạo thành hình dạng mong muốn. Hiệu quả của vữa phụ thuộc vào hàm lượng nước, sự phân bố hình dạng và kích thước của cốt liệu (như đá, cát, sợi tự nhiên, v.v.), tuổi của vữa và lượng các chất kết dính tự nhiên khác (như vôi, bột mì, nước cây xương rồng, dầu thực vật đông cứng, casein và các protein khác, v.v.). Thay đổi hàm lượng nước, thay đổi hỗn hợp vữa, ngâm đất sét, hoặc thay đổi chất kết dính sẽ làm tăng hoặc giảm hiệu quả của vữa đất. Quá nhiều nước sẽ dẫn đến gia tăng khả năng thất thoát nước bề mặt hoặc sự phân tách của cốt liệu (khi chất kết dính tự nhiên và cốt liệu bắt đầu tách ra), và kết quả là vữa đất bị giảm chất lượng.

Việc sử dụng cốt liệu với cấp độ phân phối không mong muốn có thể dẫn đến thiết kế hỗn hợp rất khắc nghiệt với khả năng gia công rất thấp, mà không thể hoàn thiện hơn bằng cách bổ sung lượng nước hoặc chất kết dính hợp lý.

Nước cây xương rồng có tác dụng tốt vì nó chứa pectin, một loại carbohydrate chuỗi dài hòa tan trong nước, hoạt động như chất liên kết để tăng độ kết dính của vữa đất. Pectin cũng chịu trách nhiệm làm tăng khả năng chống thấm nước của vữa đất và đã được sử dụng để tăng cường vữa trát vôi ở cả Mexico và Tây Nam Hoa Kỳ trong hàng trăm năm. Nước cây xương rồng được chiết xuất bằng cách ngâm những chiếc lá đã cắt trong nước lâu nhất là hai tuần.

Ứng dụng vữa đất trong thi công nội thất

Vữa đất nguyên chất (vữa không có vôi, xi măng, hoặc nhựa đường nhũ tương) được áp dụng làm tường đất nội thất thường xuyên hơn ngoại thất. Trước khi có thể áp dụng lớp trát, nó phải có bề mặt để liên kết. Nhiều loại lưới thép có thể được sử dụng, chẳng hạn như lưới kim loại mở rộng, lưới thép dệt hoặc lưới thép hàn. Thảm lau sậy là một lựa chọn khác. Nếu vữa đang được áp dụng trên bề mặt nhẵn như ván lát tường hoặc gỗ ván ép, hỗn hợp cát và keo bột mì có thể được sơn lên bề mặt để tạo ra kết cấu cần thiết để lớp vữa đất kết dính.

Có thể tạo nhiều hiệu ứng trang trí cho không gian tường.

Ứng dụng tường đất trong không gian nhà hàng (Ảnh: Sưu tầm)

Có thể sử dụng nhiều màu sắc để trang trí bề mặt tường.

Tường đất thô hoàn thiện với nhiều dải màu khác nhau (Ảnh: Sưu tầm)

Màu sắc nổi bật và đa dạng của tường đất.

Ứng dụng tường đất trong trang trí nội thất (Ảnh: Sưu tầm)

Chi tiết các bước hoàn thiện lớp vữa đất

Vữa đất thường được thi công ba lớp.

Lớp vữa đầu tiên được gọi là "lớp phủ xước". Một "chiếc lược (comb)" được sử dụng để cào bề mặt theo chiều ngang hoặc theo kiểu đan chéo để cung cấp lớp khóa cho lớp thứ hai. Ở Hoa Kỳ, "lược" thường được gọi là "cái cào (scratcher)".

Dụng cụ và vật tư thi công tường đất trang trí.

Tường đất được hoàn thiện bằng cách thi công nhiều lớp vữa đất (Ảnh: Sưu tầm)

Lớp tiếp theo được gọi là "lớp phủ nâu" hoặc lớp san lấp mặt bằng. Nó được làm phẳng bằng các công cụ như bay, bàn xoa,... để làm cạo nhẵn hoặc nổi bề mặt tường, từ đó tạo ra một bề mặt đồng đều để phủ lớp sơn màu lên trên. Sau đó, nó được để khô (bảo dưỡng) tối thiểu 7–10 ngày để cho phép "kiểm tra" (co ngót) diễn ra.

Lớp cuối cùng được gọi là "lớp phủ màu" hoặc "lớp hoàn thiện", và thường dày 3 mm. Lớp này thường bao gồm đất sét không có thêm sợi và cát.

Bề mặt tường đất sau khi được hoàn thiện.

Bề mặt tường đất sau khi được hoàn thiện (Ảnh: Sưu tầm)

Vật liệu làm lớp phủ màu được tìm thấy trong một số khu vực nhất định, màu đỏ, xanh lá cây, trắng với mica và các màu khác, vật liệu được tập hợp lại, tạo thành một khối đồng nhất, thêm nước, áp dụng cho các bức tường thành nhiều lớp cho đến khi đạt được bề mặt theo mong muốn của chủ đầu tư/ khách hàng. Quá trình này trong tiếng Tây Ban Nha được gọi là, 'alisando'.

Một số ưu và nhược điểm của vữa đất

Vữa đất ít độc hại và tốn ít năng lượng hơn nhiều loại vật liệu phủ tường khác, điều này làm cho chúng hấp dẫn đối với những người yêu môi trường. Lớp vữa đất cũng dễ dàng sửa chữa và không tốn kém. Chúng chống lại sự xâm nhập của nước nhưng có khả năng thấm hơi nước.

Tường đất là giải pháp tuyệt vời cho những ai yêu môi trường.

Vữa đất rất thân thiện với môi trường, có nhiều ưu điểm khi sử dụng (Ảnh: Sưu tầm)

Tuy nhiên, vữa đất thường đòi hỏi nhiều công sức để thực hiện hơn là các loại phủ tường khác. Nếu hỗn hợp không có tỷ lệ thành phần chính xác, nhiều vấn đề khác có thể xảy ra chẳng hạn như bụi và nứt. Vữa đất không được chấp thuận bởi tất cả các quy chuẩn xây dựng địa phương, một số trường hợp đòi hỏi phải sử dụng chất ổn định xi măng hoặc nhũ tương nhựa đường. Vữa đất là lớp phủ tường hiếm hoi ở các nước phát triển và có rất ít chuyên gia địa phương để xây dựng và sửa chữa.

Nguồn: Earthen Plaster - Wikipedia

Người dịch: Thu Trà

Biên tập: Thùy Dung

Viết bình luận
phone